Thursday, December 5, 2013

Bệnh tiểu đường trở thành 'đại dịch' ở Việt Nam

Bệnh tiểu đường trở thành 'đại dịch' ở Việt Nam Wednesday, December 04, 2013 5:10:13 PM Print Email VIỆT NAM (NV) - Bệnh tiểu đường đã trở thành “đại dịch” tại Việt Nam trong năm 2013. Ðây là nhận định chung cuộc của cuộc hội thảo về bệnh tiểu đường do “Hội Nội Tiết và Ðái Tháo Ðường Việt Nam” phối hợp với công ty dược Novo Nordisk tổ chức tại Hà Nội mới đây. Hội nghị quốc tế tại Việt Nam báo động “đại dịch” tiểu đường. (Hình: Báo Pháp Luật và Xã Hội) Báo Pháp Luật & Xã Hội dẫn phúc trình của cuộc hội thảo cho biết, khoảng 1.2% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 20 đến 79 mắc bệnh tiểu đường, tính đến cuối năm 2013. Trong vòng 10 năm qua, từ năm 2002 đến năm 2012, số người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam tăng 211%, tổng cộng khoảng 5 triệu người. Với con số này, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có số người bệnh tiểu đường tăng nhanh nhất thế giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo phúc trình của cuộc hội thảo, là vì nếp sống thiếu vận động và việc người dân áp dụng chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Một số chuyên gia của cuộc hội thảo còn lên tiếng báo động về những thách thức mà Việt Nam phải đối phó một khi bệnh tiểu đường trở thành đại dịch đáng sợ. Ðó là tình trạng thiếu bác sĩ; thiếu máy móc ở các bệnh viện... Ðáng lo là dư luận cho rằng Việt Nam hiện có ít nhất 60% người mắc bệnh tiểu đường không biết mình bị bệnh. Hầu hết các bệnh nhân đã “không được điều trị đúng mức” vì thiếu tiền bạc, và vì Việt Nam thiếu cả cơ sở y tế chuyên môn. (PL) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=178399&zoneid=1#.UqCBYdIW2i4

Friday, November 1, 2013

Cây cỏ ngọt - bạn của bệnh nhân tiểu đường



Cây cỏ ngọt - bạn của bệnh nhân tiểu đường/
Cây cỏ ngọt - bạn của bệnh nhân tiểu đường/Trong thiên nhiên có nhiều loại cây chứa đường năng lượng thấp, với độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía. Chúng được dùng làm chất thay thế đường cho những người phải kiêng loại thực phẩm này. Cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một loại cây như thế.

Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, chất cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ.

Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng...

Chất ngọt chiết xuất từ lá cỏ ngọt khô được Công ty RSIT ở Canada gọi là “chất ngọt hoàng gia” bởi giá trị tuyệt vời của nó. Đây cũng là một công ty có bản quyền về chế tạo “chất ngọt hoàng gia” mà không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng hóa chất, sử dụng chất trao đổi ion để phân lập, chiết xuất và tinh chế các thành phần glucozit tự nhiên của cây.

Cỏ ngọt cũng được dùng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Một thí nghiệm được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50, cho thấy, loại trà này có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định.

Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng trong chế biến mỹ phẩm, chẳng hạn sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da. Nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô, tái tạo làn da mới vừa chống nhiễm khuẩn, trừ nấm.
http://www.kyhoadithao.com/herbs.php?id=290

Cây Lá Dứa Trị Bịnh Tiểu Đường

SỐ 2 : Cây Lá Dứa Trị Bịnh Tiểu Đường

Một sự tình cờ, TRỜI đã ban cho gia tộc chúng tôi Người em gái thứ 5 lúc về Việt Nam, mang Lá Dứa qua Tây Đức để làm bánh. Nhưng không làm, lại tiếc của, lấy lá Dứa đem phơi khô nhưng còn thấy màu xanh, nấu nước uống cho thơm, nào ngờ đâu đo thử Đường lại quá tốt, tốt chưa từng thấy.!

Em Năm báo cho Em Sáu của tôi biết sự việc đã xảy ra như thế.

Em Sáu bắt đầu dùng Lá Dứa và Kết Quả quá tốt. Trước đó phải chích Insulin, bây giờ không cần chích Insulin nữa và có thể ăn cơm nhiều hơn trước.

Được tin tốt ấy, tôi bắt đầu uống Lá Dứa và bỏ thuốc tây . Tôi cũng đạt được kết quả Tuyệt Vời .

Theo sự hướng dẫn của tôi, bà Trần Vũ Bản vừa báo cho tôi là bà uống Lá Dứa cũng đạt kết quả tốt.

Lá Dứa là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa nầy uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0.7 lít nước lá Dứa. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

Tất cả 10 anh em trong gia đình chúng tôi uống Lá Dứa đều đạt được kết quả TỐT .

Chúc các bạn có bệnh Tiểu Đường uống lá Dứa có Kết Quả TỐT.

Uống Lá Dứa là quan trọng, NHƯNG kiêng cử trong ăn uống còn quan trọng hơn nhiều.

Một điều quan trọng nữa là Tập Thể Dục. Mỗi ngày nên tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút thí dụ như đi bộ hay chạy bộ. Khi có Kết Quả Tốt, Xin Thông Báo cho tôi rất Cám Ơn .

KT61 Nguyễn Văn Bảnh
259 Westmoreland Ave, Toronto, Ontario, CANADA
Tel: 416-533-6757
Email: nguyen6757@rogers.com
http://www.take2tango.com/?display=4488

Bệnh Tiểu Đường & Hạnh Nhân

SỐ 4 : Bệnh Tiểu Đường & Hạnh Nhân (Almond)
BS Nguyễn Văn Hoàng Cập Nhựt 2009/06/06



Khi tìm hiểu nhiều về thuốc thì chúng ta thấy hầu như không có thuốc nào có thể bảo đảm hiệu nghiệm trên 100 % bệnh nhân. Thí dụ như thuốc giảm cholesterol, thông thường thì rất hiệu nghiệm, nhưng rồi cũng có người uống mà không thuyên giảm. Thuốc trị bệnh tiểu đường cũng vậy. Lý do có thể là có những nguyên nhân hiếm khác gây nên căn bệnh hay bệnh nhân có cấu tạo sinh lý hơi khác thường. Nói về nguyên nhân của bệnh tiểu đường thì có 2 loại chính.


1. Tiểu đường loại 1 : thiếu insulin.





Insulin là một kích tố do một số tế bào của tuỵ tạng tiết ra, giúp cho đường từ trong huyết thanh được thấm vào tế bào. Một số người có hệ thống miễn nhiễm không bình thường, thay vì kháng thể chỉ dùng để đánh giặc như chống siêu vi khuẩn, đám quân kháng thể này lại đi "đục gà nhà", tấn công vào các tế bào của tuyến tuỵ này, khiến nó suy yếu, không cung cấp đủ lượng insulin. (Hiện tượng này cũng giống như trong thực tế, người chống Cộng không lo chống Cộng mà đi chống phe ta). Bệnh do kháng thể của ta tấn công vào mô, tập hợp của tế bào) của chính chúng ta được xếp chung thành một nhóm, gọi là auto-immune diseases, Hoàng dịch ra là bệnh Tự Kháng (tự điển y khoa của ykhoa.net dịch là bệnh "tự miễn nhiễm", và Hoàng không đồng ý với cách dịch này).



2. Tiểu đường loại 2 : Insulin Resistance





Bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 không phải vì bị thiếu insulin mà là vì đường không hấp thụ vào tế bào một cách bình thường.



Có nhiều lý do đưa đến tình trạng này. Bệnh nhân thường ở tuởi trung niên hoặc cao niên và thường hơi "có da có thịt". Đa số không cần chích Insulin vì không bị thiếu nhưng nếu thuốc uống không khống chế được căn bệnh thì cũng đi đến việc chích Insulin.


Bên cạnh hai loại chính này người ta còn thấy có khoảng 2 % bệnh nhân được liệt vào loại MODY (Mature Onset Diabetes of the Young). Bệnh nhân cũng bị thiếu Insulin như loại 1 nhưng không phải vì bị hiện tượng tự kháng mà là vì có gene bất thường.


Hiểu biết của con người ngày càng tiến, cho nên kiến thức về nguyên nhân của bệnh tiểu đường chưa chắc dừng lại ở đây.. Chi tiết thì rất nhiều, song trọng tâm của câu hỏi là tác dụng của Hạnh Nhân lên lượng máu mở, nên chúng ta chỉ lược sơ về bệnh tiểu đường như trên, và bắt đầu nói sơ về chất béo.



Chất Béo







Chất béo là chất hữu cơ, tức là chất có chứa ít nhất là 2 nguyên tố căn bản, carbon và hydrogen, thường thì có thêm oxygen và nitrogen. Mối liên kết giữa các nguyên tử là liên kết "cộng hoá trị". Mỗi một nguyên tử carbon (than) có khả năng tạo 4 mối liên kết, ta cứ tưởng tượng như là một cục chuỳ có 4 cái xích, với móc ở đầu sợi xích. Khi mỗi một móc xích ấy nối với một nguyên tử khác trong phân tử chất béo thì ta gọi đó là liên kết bão hoà (saturated). Khi có 2 móc xích ấy nối giữa 2 nguyên tử carbon thì liên kết của phân tử chất béo ấy chưa bão hoà, hay không bão hoà (unsaturated). Trong một phân tử, nếu có một mối liên kết không bão hoà thì ta gọi là mono-unsaturated, còn có nhiều mối liên kết không bão hoà thì tiếng Anh gọi là poly-unsaturated.






Chất béo có hại cho sức khoẻ là saturated fat, tức là chất béo bão hoà. Cách dễ phân định xem chất béo nào hại cho ta là xem nó ở thể lỏng hay đặc ở nhiệt độ bình thường. Loại chất béo đặc ở nhiệt độ bình thường như mỡ heo là không tốt.





Chất béo ở dạng lỏng trong nhiệt độ bình thường thông thường là unsaturated fat, tức là chất béo không bão hoà, như dầu olive, và nó làm giảm lượng mỡ xấu ở trong người, tức là có lợi cho sức khoẻ, nói một cách chung chung là như vậy. Loại mono-unsaturated fat làm giảm mỡ xấu và không làm giảm mỡ tốt trong người, loại poly-unsaturated fat làm giảm cả hai loại mỡ.






(Mỡ xấu, LDL (Low Density Lipoprotein), là loại mỡ đóng vào thành mạch máu, đưa đến tắt nghẽn, mỡ tốt, HDL (High Density Lipoprotein) thì có tác dụng ngược lại. Gọi là mỡ tốt và xấu là để dễ hiểu và rất nôm na, kỳ thực lipoprotein là những phân tử chất đạm dùng để chuyên chở chất cholesterol. LDL thì chở cholesterol đổ lên mạch máu, còn HDL thì chở cholesterol đổ vào gan và được tiêu hoá đi.)



Hạnh Nhân Trị Bịnh ?





Hạnh Nhân là mono-unsaturated fat, cho nên theo hiểu biết trên, nó không những không có hại mà còn có lợi trong việc bảo vệ bệnh tim mạch vì nó làm giảm mỡ xấu.


Theo Journal of Nutrition http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=20, Hạnh Nhân không những làm giảm lượng đường trong máu sau buổi ăn mà còn làm sạch đông mạch.



Nhận Định Riêng Của BS Nguyễn Văn Hoàng

Liều Lượng, Liều Lượng & Liều Lượng





Kính thưa bác và quý vị,



Sau những điều trình bày trên thì Hạnh Nhân rất tốt cho cả bệnh tiểu đường lẫn bệnh tim mạch, vừa hạ lượng đường vừa hạ lượng mỡ xấu. Tuy nhiên khi xét hầu hết mọi sự trên đời này, bao gồm dược liệu, ta đều phải nhắc đến hai chữ quan trọng nhất : Liều Lượng. Ngay cả tiền và quyền, không có hay có quá ít thì cũng khổ, mà có dư quá thì dễ ... sanh tật. Nói về dược phẩm, muốn biết được liều lượng tối ưu thì cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ.


Nghiên cứu của thuốc giảm mỡ của Tây Y được tiến hành trên cả trăm ngàn bệnh nhân. Còn liều lượng của Hạnh Nhân được nghiên cứu trên bao nhiêu bệnh nhân, có khảo sát phản ứng phụ chưa, thì Hoàng không biết. Hoàng cho rằng bất cứ một dược liệu nào khi bắt đầu có tác dụng chính, tức là tác dụng mà ta mong muốn thì cũng có kèm theo tác dụng phụ, tức là unwanted, hay side effects, nhiều hay ít, đáng kể hay không đáng kể mà thôi.



Trong hạt Hạnh Nhân, ngoài chất béo, nó còn chứa nhiều chất khác như manganese, Vitamin E, Magnesium, Tryptophan, đồng, Vietamin B12, lân tinh (phosphorus) ... Thuốc Tây không, hay ít có chứa tạp chất như vậy. Ăn/uống nhiều Hạnh Nhân quá có thể làm tăng hiểm nguy của sạn thận, làm sình bụng và làm mập. Mập thì không tốt cho sức khoẻ.


Nếu xem trên internet thì ta sẽ thấy Tây Phương nói rất nhiều về công dụng của Hạnh Nhân đối với bệnh tiểu đường chớ không phải chỉ có đông y mới biết, song Hạnh Nhân vẫn chưa được chính thức là một trị liệu mà bộ y tế Úc khuyến khích BS sử dụng. Bảo rằng dược thảo không có hay ít có tác dụng phụ như thuốc Tây chỉ chứng minh sự thiếu hiểu biết của mình mà thôi.



Theo quan điểm của Hoàng, nếu chúng ta ở một nơi mà không có thuốc Tây, Hạnh Nhân trúng mùa, hoặc nếu thuốc Tây chữa không xong, thì mới dùng đến các liều dược thảo. 3 lý do chính là (1) dược thảo ít khi được nghiên cứu tường tận, (2) có chứa nhiều tạp chất và (3) bất tiện khi dùng (phải nấu, phải gạn, uống nhiều, trong khi thuốc Tây "bụp" một viên vô miệng là xong) mà chưa chắc rẻ hơn.






Nếu đi xe hơi được thì ta không cần đi ngựa, trừ phi gặp vùng núi non, không có đường xá. Đi ngựa là một thể thao, một thú tiêu khiển hơn là phương tiện di chuyển chính. Thuốc Tây ví như xe hơi mà Hạnh Nhân ví như tuấn mã.





Để kết luận câu trả lời cho bác, Hoàng nghĩ, dùng một liều lượng nhỏ hạt Hạnh Nhân có lợi cho sức khoẻ, nhưng không nên dùng nó như trị liệu chính cho căn bệnh tiểu đường, vì nghiên cứu về dược tính và độc tính của loại hạt này ở liều lượng có thể chữa được bệnh chưa được rõ ràng.



BS Nguyễn Văn Hoàng

(hoang4eb@gmail.com)

http://www.congdongnguoiviet.fr/KhoaHoc/0906BinhTieuDuongH.htm

Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết






SỐ 2 : Chuối hột chữa tiểu đường


Ảnh: CTU.

Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.

Cây chuối hột có tên khoa học là Musra barjoo sieb, có nơi gọi chuối chát.

Để chữa bệnh tiểu đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp, có thày thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng: Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống. Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh cũng thuyên giảm rõ rệt.

Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.

Vị thuốc đa năng

Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc”, lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân; rễ sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng.

Chữa sỏi thận: Lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa nhỏ bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà, liền 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Một cách khác: Dùng chuối hột một buồng già đem thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 3 thìa canh, uống liền 2-3 tháng. Hoặc quả chuối hột đã thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Ngoài ra, quả chuối hột còn xanh được dùng điều trị bệnh hắc lào: Cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi. Với trẻ táo bón, người ta lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ quả ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội cho trẻ ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/10/3B9FB34E/

Chất omega-3 giúp giảm nguy cơ ung thư ruột

SỐ 1 : Chất omega-3 giúp giảm nguy cơ ung thư ruột
RFA 17.03.2010

Một loại chất béo có thể lấy từ cá và một số hạt thực vật có khả năng trị các khối u polyps có thể gây ung thư ruột cho con người.

Kết quả nghiên cứu công bố hôm thứ năm trên tạp chí y học của Hiệp hội y khoa Anh quốc cho bìết điều này.

Cuộc thí nghiệm trên 50 người tình nguyện được tiêm chất làm tăng khối u polyps cho thấy 28 người nhận 2 gram Omega-3 mỗi ngày đã giảm 12% những mụn polyp đó. 27 người kia uống chất giả omega-3 thì lại bị tăng 10%. Omega-3 được gọi là "chất béo tốt", đối nghịch với những chất béo xấu từ động vật và một số dầu thực vật khác.

Kích thước các khối u ở người uống thuốc thật cũng giảm 12,5%, trong khi kích thước đó ở những người uống thuốc giả đã tăng 17%.

Chất celecoxib trong thuốc Celebrex cũng cho kết quả tương tự, nhưng Celebrex bị nghị gây phản ứng phụ về tim mạch cho người cao niên, trong khi Omega-3 được cơ thể tiếp nhận tốt đẹp.

Omega-3, bán tự do trên thị trường, trong mấy năm nay cũng được dùng để giảm lượng cholesterol xấu, giảm lượng mỡ trong máu, và giúp tăng cholesterol tốt cho những người bị cao cholesterol.
http://www.rfa.org/vietnamese/VietnameseNews/InternationalNews/Omega-3-supplement-targets-bowel-cancer-risk-03172010212138.html?searchterm=None

rượu tỏi chữa được Bệnh trĩ và Tiểu đường

TỎI là dược thảo thiên nhiên rất tốt, dễ sử dụng, rẻ tiền và không gây phản ứng phụ

Uyên Hạnh 26/08/2010

Sau 40 tuổi cơ thể chúng ta thường không còn hoạt động mạnh như trước đây, đặc biệt các chức năng hấp thụ chất béo và chất đường bị suy giảm. Lượng chất béo và chất đường không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá không thải ra ngoài sẽ đọng dần trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch và xơ cứng một số bộ phận khác, lâu ngày tạo ra những chứng bệnh về tim mạch. Tỏi là một trong những loại dược thảo thiên nhiên làm giảm lượng chất béo trong máu và làm giảm huyết áp cho người bị cao máu. Cao máu cao mỡ là hai loại bệnh thường gặp phải ở người lớn tuổi.

Dùng tỏi ngâm rượu sẽ có được “một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ và có hiệu quả chữa bệnh rất cao". Trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin (hay alicin), phitoncid, là một dạng kháng sinh tự nhiên, làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, chống chọi được các bệnh cảm cúm vặt vãnh hay bệnh nặng hơn là viêm.Hoạt tính màu vàng trong tỏi giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành vách mạch máu.

Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản của cơ quan WHO - Cơ quan Sức khoẻ và Bệnh tật Thế giới đã được gửi đến Ai Cập, một nước dùng tỏi và rượu tỏi từ thời xưa. Chuyên gia của WHO sau các cuộc nghiên cứu và khảo sát đã đưa ra nhận xét rằng rượu tỏi được dùng ở Ai Cập đã giúp cho dân chúng tại nước nầy có sức khoẻ tốt, ít bệnh tật và tuổi thọ tương đối cao. Được biết thời gian chiến tranh không có thuốc kháng sinh, người dân Ai Cập đã dùng nước tỏi để uống và rửa vết thương. Chuyên gia các nước nêu trên đã nghiên cứu và phân tích rượu tỏi và gửi báo cáo cho Cơ quan WHO. Cơ quan nầy đã tổng kết và tổ chức hội thảo về đề tài này. Năm 1980 họ đưa ra thông báo rượu tỏi chữa trị được các chứng bệnh thấp khớp như sưng khớp, đau nhức các khớp xương. Bệnh tim mạch như bị huyết áp cao. Viêm phế quản, viêm họng, hen suyển. Bệnh về đường tiêu hoá như ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử. Năm 1983, Nhật bổ sung bằng kết quả mới là rượu tỏi chữa được Bệnh trĩ và Tiểu đường.
http://www.khoahoc.net/doisong.htm